Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Sau Đánh Nhau Nhanh Lại Sức

Gà chọi sau khi đi đá về là thời điểm rất nhạy cảm, lúc này chúng sa sút cả về mặt sức khỏe và tinh thần, còn có thể đi kèm với một số chấn thương khác. Do đó việc chăm sóc gà chọi sau đánh nhau có vai trò vô cùng quan trọng. Gà có nhanh lại sức hay không, có thể tiếp tục thi đấu nữa không đều phụ thuộc vào cách mà các sư kê chăm sóc chúng ở giai đoạn này. Với những người mới chơi gà đá chưa biết chưa có nhiều kiến thức về cách chăm gà sau đá thì đừng bỏ qua bài viết này. 

Tình trạng gà hay gặp phải sau khi đá về

Sau khi đá về gà thường bị mệt, sức khỏe kém đi. Không thể tránh được những vết thương, nhẹ thì xây xước ngoài da nặng thì có thể ảnh hưởng đến phần mềm và gân cốt. đặc biệt khi gà đá sử dụng cựa sắt hay cựa dao thì vết thương sẽ nặng và sâu hơn.

Quá trình đá gà cũng phải vận động nhiều hơn bình thường, tấn công, ra đòn sẽ làm xương cốt của gà bị rệu rã. Do đó gà cần được nghỉ ngơi, hồi sức và cần sự chăm sóc đặc biệt.

Cách chăm sóc gà tốt nhất sau khi đá về 

Là người nuôi gà, chăm sóc gà hàng ngày vì thế sau khi gà đi đá về các sư kê có thể nhận ngay ra những thay đổi của gà. Mỗi con gà sau đá sẽ gặp phải những tình trạng khác nhau vì thế cần có sự chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên quá trình hồi sức cho gà sau đá về cơ bản đều cần có các bước sau:

Vệ sinh cẩn thận cơ thể cho gà

  • Dùng khăn ấm lau sạch sẽ bụi bẩn, đất cát, máu dính trên cơ thể gà, đặc biệt là những chỗ bị thương cần được lau khô sau khi vệ sinh.
  • Sử dụng một chiếc lông gà sạch nhúng nước và vuốt ngược lông, để làm sạch và chăm sóc bộ lông cho gà
  • Sau đó cho tay vào cổ họng gà để lùa đờm. Kết hợp với việc vỗ đờm để lấy được hết đờm và chất bẩn sâu bên trong họng gà. Làm như thế sẽ tránh cho gà bị ho, hen.

Kiểm tra sức khỏe cho gà

  • Đầu tiên cần kiểm tra chân gà, đây là bộ phận phải dùng sức nhiều nhất trong lúc thi đấu. Phần cựa gà thường được quấn bằng băng dính rất dễ phù nề, tụ máu dẫn đến vỡ mạch máu. Ngâm chân cho gà trong nước lạnh từ 20 đến 30 phút. Việc này vừa giúp chân gà không bị căng cơ, phù nề còn giúp giảm các nguy cơ mắc lậu đế do xây xước dẫn đến nhiễm trùng, giảm sưng cụm bàn chân.
  • Gà bị yếu chân sau khi đá về cần om bóp cẩn thận để nhanh hồi phục. Việc này cần được làm thường xuyên, đòi hỏi sự kiên trì. Vì không phải chỉ làm 1 lần là gà có thể bình phục được ngay.

Xử lý tốt vết thương cho gà

  • Xác định xem vết thương của gà nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bôi thuốc sát trùng vài ngày là có thể khỏi. Đối với những vết thương nặng, sâu ngoài việc vệ sinh, sát trùng cần sử dụng thêm thuốc chống sưng, chống phù nề cho gà
  • Với những chỗ bầm tím có thể dùng khăn ấm để chườm hoặc dùng rượu để xoa bóp cho nhanh tan vết bầm.

Cho gà ăn sau khi đá

  • Thay vì cho gà ăn ngô, ăn thóc như bình thường. Gà sau khi đá về nên cho ăn cơm nóng trộn với B1. Với những con gà yếu và mệt sau đá thì nên đút cẩn thận cho gà. 
  • Gà không ăn được cơm có thể nấu cháo rồi dùng xi lanh bơm cho gà ăn. 
  • Chú ý cho gà uống nước vì quá trình đá gà bị mất nước nhiều. Đồng thời việc bổ sung thêm nước cũng giúp gà tiêu hóa tốt hơn.

Cho gà nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi sức khỏe

Gà sau khi đá về mệt, yếu cần được nhốt riêng để tiện chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Chuồng trại cần được vệ sinh sạch sẽ, kín gió. Giữ ấm cho gà nếu trời lạnh cần có đèn sưởi cho gà. Mùa hè thì cần cho thêm nước uống vào chuồng cho gà.

Chú ý theo dõi sức khỏe của gà trong 2-3 ngày sau đá, có biểu hiện bất thường thì có thể xử lý ngay được.

Gà sau đá về dễ bị đi ngoài. Cần theo dõi và quan sát phân gà, có mùi và màu lạ cần cho uống thuốc ngay và bổ sung Oresol.

Một số thuốc cần thiết cho gà sau đá

  • Cần chuẩn bị kháng sinh  Amoxicillin Hàm lượng 250mg, thuốc trị thương Tyrosur, thuốc chống phù nề Alpha Choay, thuốc sát khuẩn phòng trường hợp gà bị thương.
  • Men tiêu hóa Smecta, Oresol nếu gà bị tiêu chảy
  • Vitamin, viên đạm, Philatop giúp gà phục hồi nhanh hơn

Cách om gà chọi sau khi đá

Om gà là bước chăm sóc đặc biệt và khá quan trọng sau khi gà đá về. Giúp gà không bị mốc, giảm sưng, bầm tím, gà hồi phục nhanh hơn. Đồng thời sẽ làm da gà dày và đỏ hơn.

Nguyên liệu thường được sử dụng để om bóp cho gà là: Nghệ (thường là nghệ đỏ), rượu , ngải cứu, chè khô, vỏ cam quýt, muối.

Tất cả các nguyên liệu trên sẽ được đun sôi thật kỹ sau đó để nguội bớt bắt đầu tiến hành om gà.

Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm lau cho gà từ trên xuống dưới, lau kỹ từng phần. Lưu ý không lau vào phần mắt, mồm, đầu gối.

Việc om gà cần tiến hành hàng ngày cho đến khi các vết thương của gà liền lại, các vết bầm tím tan hết. Sau đó có thể tăng lượng nghệ vào gà để da gà dày, đỏ đẹp hơn. Đồng thời gà cũng máu chiến hơn.

Việc chăm sóc cho gà chọi sau khi đánh nhau về cũng không phải là quá khó và phức tạp. Chỉ cần người nuôi gà có được sự cẩn thận và kiên trì là có thể chăm sóc tốt cho chiến kê của mình. Hy vọng những kiến thức gacanhdep.com cung cấp đã thực sự hữu dụng với các bạn. Chúc các chiến kê luôn khỏe mạnh, phong độ ổn định, thi đấu tốt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *